Mẹo xử lý vết bẩn bám lâu ngày trên sàn gỗ

Sàn gỗ ngày nay được sử dụng rất phổ biến trong nhiều công trình từ lớn đến nhỏ. Không thể phủ nhận vẻ đẹp sang trọng và độ bền của vật liệu ốp lát này mang lại cho người dùng. Thế nhưng, bạn đã biết cách vệ sinh sàn gỗ đúng cách để giữ được vẻ bóng đẹp cho sàn gỗ chưa? Có bao giờ bạn phải bó tay trước những vết bẩn cứng đầu, khiến sàn gỗ nhà bạn mất đi vẻ sang trọng vốn có của nó? Trong bài viết này, Sàn Gỗ GAGO sẽ chỉ cho bạn cách tỉ mỉ nhất để xử lý với mỗi loại vết bẩn cho sàn nhà, giúp sàn nhà bạn luôn trong tình trạng bóng đẹp nhé!

NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI LÀM SẠCH SÀN GỖ

Sàn gỗ là loại vật liệu lát sàn cao cấp nhưng do đặc trưng riêng của gỗ, khiến việc vệ sinh có đôi chút khác biệt so với các loại sàn như gạch men truyền thống. Khi vệ sinh sàn gỗ, bạn nên lưu ý những điểm sau để tránh gây hư hỏng sàn nhé!

  • Mặc dù sàn gỗ hiện nay được xử lý khá tinh tế để tăng khả năng chống nước tối đa, nhưng vì tính kỵ nước của nó nên vẫn không thể triệt để ngăn nước thấm vào cốt gỗ. Vì vậy, khi vệ sinh, bạn chỉ nên dùng giẻ hoặc khăn ẩm đã được vắt ráo nước.
  • Bề mặt sàn gỗ được phủ lớp sơn bóng để tăng vẻ đẹp cho sàn. Nên khi vệ sinh, bạn tránh dùng giấy ráp, giấy nhám để chà rửa sẽ làm lớp bề mặt bị trầy xước, ảnh hưởng đến lớp vân gỗ bên dưới.
  • Đồng thời, cũng không nên dùng các loại nước tẩy rửa thông thường không có trong danh sách nhà sản xuất khuyên dùng. Những thành phần hóa học có trong chất tẩy rửa có khả năng bào mòn bề mặt, khiến sàn gỗ vừa mất đi vẻ bóng đẹp, vừa làm giảm khả năng chống nước của sàn gỗ.

Mẹo xử lý vết bẩn bám lâu ngày trên sàn gỗ

Sử dụng khăn ẩm lau bụi bẩn trên nền sàn là cách làm đúng giúp sàn nhà bạn giữ được độ bền.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP SÀN GỖ CẦN VỆ SINH

Trong nhiều trường hợp, bạn cần phải vệ sinh sàn nhà để sàn luôn sạch sẽ, đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng sức khỏe cho gia đình. Những hạt bụi bám trên sàn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe hô hấp, vết bẩn lâu ngày trên sàn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sống, chứa nhiều mầm mống gây bệnh khó lường. Trong các trường hợp sau, bạn cần phải vệ sinh sàn sạch sẽ.

Cách vệ sinh sàn gỗ sau khi thi công

Sau khi hoàn thiện thi công sàn gỗ, có rất nhiều vụn gỗ phát sinh từ quá trình cắt ghép ván và bụi bẩn từ bên ngoài vào. Bạn chỉ cần dùng chổi quét sạch hoặc máy hút bụi để vệ sinh sàn là đã có mặt sàn sạch đẹp đi vào sử dụng. Nếu tỉ mỉ hơn, bạn có thể dùng khăn ẩm lau một lần sau đó dùng khăn mềm khô lau lại cho sàn gỗ sáng bóng hơn.

Mẹo xử lý vết bẩn bám lâu ngày trên sàn gỗ

Sau khi lắp đặt xong, làm sạch bề mặt sàn và vệ sinh đúng cách sẽ mang lại độ sáng bóng cho nền sàn được lâu dài.

Cách vệ sinh sàn gỗ trong quá trình sử dụng

Trong quá trình sử dụng, không tránh khỏi được bụi bẩn và các yếu tố phát sinh khiến sàn không giữ được độ sạch sẽ. Hàng ngày, bụi bẩn vẫn hiện diện trong ngôi nhà bạn nên việc vệ sinh định kỳ là bắt buộc, nếu muốn sàn nhà luôn sạch đẹp. Đôi khi, bạn vô tình làm rớt đồ ăn xuống sàn nhà, con trẻ có thể nghịch ngợm để rây mực hoặc các vệt bút màu lên sàn gỗ, xi đánh giày chẳng may bị dính lên bề mặt ván,… đều là những vấn đề đau đầu gây mất thẩm mỹ và làm bẩn sàn nhà. Chắc chắn, bạn sẽ phải vệ sinh chúng trừ khi bạn không quan tâm đến việc sàn nhà có sạch hay không. Thực tế thì chẳng có ai có thể thoải mái khi sàn nhà bị bẩn đúng không?

Mẹo xử lý vết bẩn bám lâu ngày trên sàn gỗ

Không nên để vết bẩn lưu lại trên nên sàn quá lâu sẽ khó tẩy chúng ảnh hưởng đến bề mặt sàn.

CÁCH XỬ LÝ CÁC VẾT BẨN BÁM TRÊN SÀN GỖ

Xử lý các vết bẩn trên sàn gỗ nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế có nhiều người đã phải “vật lộn” với chúng mà vẫn không khiến chúng biến mất khỏi sàn nhà được. Tuy nhiên, vấn đề gây đau đầu cho bạn sẽ được giải quyết với những mẹo xử lý các vết bẩn trong nhiều trường hợp cụ thể dưới đây.

Khi bụi bẩn bám lâu ngày

Những hạt bụi nhỏ li ti hàng ngày vẫn lơ lửng trong không khí. Chúng bám vào quần áo, giày dép mang bụi bẩn từ ngoài vào ngôi nhà bạn. Nên việc vệ sinh hàng ngày là hết sức cần thiết. Bạn nên đặt lịch vệ sinh mỗi ngày một lần để có bề mặt sàn luôn sạch sẽ, gọn gàng. Đối với việc vệ sinh hàng ngày, bạn chỉ cần đơn giản dùng chổi mềm quét dọn hoặc máy hút bụi là đã có không gian sạch sẽ, trong lành đảm bảo chất lượng không khí cho ngôi nhà. Nhưng nếu bạn quá bận rộn, không có thời gian dọn dẹp để bụi bẩm bám dày đặc, tạo thành những vệt đen trên sàn thì bắt buộc bạn phải dùng nước lau sàn gỗ chuyên dụng được nhà sản xuất khuyên dùng để vệ sinh sàn. Lưu ý, không tự ý dùng các loại nước tẩy rửa thông thường để lau sàn gỗ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ván sàn.

Mẹo xử lý vết bẩn bám lâu ngày trên sàn gỗ

Khi bụi bẩn trên nền sàn gỗ quá nhiều, cần quét dọn ngay sẽ không làm ảnh hưởng đến bề mặt nền nhà.

Khi bị thức ăn rơi xuống sàn

Đôi khi, những trường hợp phát sinh cũng khiến sàn gỗ bị bẩn như rơi rớt đồ ăn, nước hoa quả, sữa, kem, cà phê,… xuống sàn nhà. Với những vết bẩn này, bạn không cần lo lắng quá, chỉ cần lấy khăn mềm thấm nước sạch lau qua là sàn đã được xử lý rồi. Sàn gỗ có lớp bề mặt trong suốt, chống những vết bẩn cơ bản trong sinh hoạt. Nên bạn chỉ cần xử lý chúng ngay lập tức không để vết bẩn bám lâu trên sàn là mọi thứ đều được giải quyết.

Khi bị dính các vết bẩn cứng đầu

Các vết bẩn cứng đầu luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Bạn đã bỏ rất nhiều công sức để khử chúng ra khỏi sàn nhà nhưng bất thành. Vậy thì có lẽ, bạn chưa biết đến những mẹo sau đây để xử lý đúng cách. Hãy cùng xem và lưu lại vào cẩm nang vệ sinh sàn gỗ hiệu quả cho mình nhé!

  • Nếu gia đình bạn có con nhỏ yêu thích sắc màu sáng tạo, muốn tận dụng cả sàn nhà để thể hiện những ý tưởng của mình, thì bạn cũng đừng la mắng các bé đã bôi bẩn sàn nhà. Những vết chì màu sẽ được đánh bay chỉ với một chút kem đánh răng, lấy khăn khô chà vài lần rồi lau sạch lại với khăn ẩm là sàn nhà đã không còn một vết tích nào của sáp màu rồi.
  • Với những vết bẩn cứng đầu hơn như xi đánh giày, dầu,… bạn có thể dùng rượu để xử lý. Trong rượu có chứa nồng độ cồn, có thể hòa tan các chất lipid trả lại bề mặt sàn sạch đẹp cho bạn. Cồn có thể tự bay hơi nên sau khi xử lý xong bạn có thể để sàn tự khô hoặc lấy khăn lau lại.
  • Hoặc nếu trong trường hợp sàn gỗ bị dính mực, sơn móng tay, vecni,… bạn có thể dùng dung dịch aceton nhỏ vào khăn rồi chà lên các vết bẩn đến khi chúng biến mất. Lưu ý, không nhỏ trực tiếp aceton lên bề mặt sàn sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc lớp bề mặt. Sau khi xử lý xong, phải lau lại bằng nước và hong khô sàn.

Mẹo xử lý vết bẩn bám lâu ngày trên sàn gỗ

Với những vết bẩn cứng đầu dính trên bề mặt sàn gỗ, bạn cần dùng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch bề mặt.

Sau đó, dùng khăn ẩm lau lại sẽ giữ được độ bền cho nền nhà.

Thực tế trên thị trường, có một số hãng nước lau chuyên dụng cho sàn gỗ được nghiên cứu, phát triển từ Châu Âu, giải quyết được hầu hết các vết bẩn mà vẫn bảo vệ được sàn gỗ khỏi những hóa chất gây hại cho bề mặt. Bạn có thể tìm hiểu thêm về nước lau sàn gỗ chuyên dụng để đỡ vất vả hơn trong việc vệ sinh bạn nhé! Cuộc sống hiện đại phải đi liền với tiện nghi. Tích hợp nhiều giải pháp trong một sản phẩm sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn.

CÁCH BẢO DƯỠNG SÀN LUÔN SẠCH, SÁNG BÓNG

Trong quá trình sử dụng, vệ sinh bằng nước và các chất tẩy rửa chuyên dụng có thể khiến sàn gỗ nhà bạn sạch sẽ nhưng theo thời gian lớp phủ bóng trên mặt sàn sẽ bị bào mòn bớt đi, khiến sàn dần “kém sắc” và làm phai màu lớp trang trí. Vì vậy, bạn cần phải bảo dưỡng cho sàn thường xuyên. Bằng những cách hết sức đơn giản sau, sàn gỗ nhà bạn sẽ luôn bóng đẹp và có tuổi thọ dài nhất.

Dùng cồn

Cồn được xem là chất tẩy rửa thân thiện, dễ tìm kiếm có thể đánh bay nhiều vết bẩn cứng đầu mà không làm ảnh hưởng đến bề mặt sàn gỗ. Thường xuyên lau sàn bằng cồn sẽ giúp sàn nhà luôn sạch, không gây bào mòn giữ được độ bóng vốn có của lớp phủ trong suốt. Để đánh bóng sàn gỗ bằng cồn, bạn chỉ cần pha cồn với nước sạch, lấy khăn hoặc chổi lau thấm vào dung dịch để làm sạch. Lưu ý vắt kiệt nước trước khi lau để sàn không thấm nước.

Mẹo xử lý vết bẩn bám lâu ngày trên sàn gỗ

Cồn được xem là chất tẩy rửa thân thiện có thể đánh bay nhiều vết bẩn cứng đầu mà không làm ảnh hưởng đến bề mặt sàn gỗ.

Dùng dầu thông

Dầu thông được đánh giá là chất đánh bóng hiệu quả nhất cho sàn gỗ. Thường xuyên lấy dầu thông thấm lên khăn chà lên bề mặt sàn khoảng 1 tháng một lần sẽ khiến sàn gỗ nhà bạn sáng bóng như mới và là lớp bảo vệ chống phai màu hữu hiệu cho sàn gỗ. Thoa lớp dầu bảo vệ này lên sàn gỗ cũng đem lại hiệu quả về tuổi thọ cho ván sàn.

Mẹo xử lý vết bẩn bám lâu ngày trên sàn gỗ

Thoa lớp dầu thông bảo vệ này lên sàn gỗ cũng đem lại hiệu quả về tuổi thọ cho ván sàn.

Sơn bóng định kỳ cho bề mặt sàn

Nếu sàn gỗ gia đình bạn đã bị hư tổn bề mặt do các vết xước thì cách tốt nhất bạn nên áp dụng biện pháp chuyên dụng hơn là sơn bóng cho bề mặt sàn. Trên thị trường có khá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho gỗ sàn công nghiệp, những lớp sơn bóng này sẽ phục hồi khả năng chống nước cho sàn và mức độ thẩm mỹ. Lưu ý trước khi sơn bóng lại cho sàn, bạn phải vệ sinh sạch bề mặt sàn để đạt được hiệu ứng tốt nhất.

Mẹo xử lý vết bẩn bám lâu ngày trên sàn gỗ

Sơn bóng định kỳ cho bề mặt sàn sẽ phục hồi khả năng chống nước cho sàn, tăng độ thẩm mỹ.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÀN GỖ ĐÚNG CÁCH

Ngoài việc vệ sinh sàn gỗ, bạn cũng phải biết cách sử dụng sàn gỗ đúng cách để giữ được chất lượng tốt nhất cho sàn. Lưu ý những hướng dẫn sau để tránh được các vấn đề hư hỏng không mong muốn bạn nhé.

  • Điều đầu tiên bạn cần làm là dùng thảm chùi chân ở các cửa ra vào để hạn chế tối đa bụi bẩn vào phòng.
  • Không sử dụng các loại hóa chất và các loại vật liệu không phù hợp để đánh bóng sàn như giấy nhám, giấy ráp khiến sàn bị hư hỏng.
  • Không đi giày dép có đế nhọn lên sàn gỗ sẽ gây xước sàn, tạo điều kiện cho bụi bẩn xâm nhập vào các khe hở khó vệ sinh.
  • Dùng nút cao su hoặc nhựa kê dưới chân tiếp xúc với sàn nhà của các đồ nội thất nặng sẽ hạn chế được các vết lõm trên sàn gây biến dạng sàn.

Trên đây là những thông tin tổng hợp cách vệ sinh sàn gỗ công nghiệp và những lưu ý khi vệ sinh. Hy vọng, bạn sẽ áp dụng đúng cách để giữ được bề mặt sàn nhà mình luôn sạch đẹp với thời gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *