Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ sàn công nghiệp phổ biến

Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ sàn công nghiệp phổ biến

Cập nhật các câu hỏi xoay quanh đến vấn đề sàn gỗ từ khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm, chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi liên quan đến gỗ công nghiệp như: Ván gỗ công nghiệp là gì? Cốt gỗ MDF, MFC, HDF nghĩa là sao? Nên chọn loại nào? Độ bền khác nhau như thế nào? Có những loại sàn gỗ công nghiệp nào tốt? Hãy cùng GAGO tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp và trả lời các thắc mắc trong bài viết này nhé!

Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ sàn công nghiệp phổ biến

Gỗ công nghiệp lót sàn đáp ứng mọi phong cách, xu hướng thiết kế mang lại sự sang trọng cho không gian sử dụng.

GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các loại ván gỗ được làm từ vụn gỗ dùng keo hoặc hóa chất đảm bảo chất lượng, không độc hại để kết dính các phần tử gỗ lại với nhau thành tấm. Các vụn gỗ được lấy từ gỗ thừa tận dụng trong quá trình sản xuất đồ gỗ, gỗ tái sinh, ngọn và cành của cây gỗ tự nhiên. Gỗ công nghiệp ra đời nhằm hạn chế sự lãng phí khi sử dụng gỗ tự nhiên và giảm thiểu việc khai thác rừng trái phép ảnh hưởng đến môi trường sống. Cấu trúc của gỗ công nghiệp được chia thành lớp cốt gỗ và lớp bề mặt. Cốt gỗ có chức năng định hình tạo độ cứng cho tấm gỗ bao gồm MDF, MFC, HDF và bề mặt có chức năng che phủ, tạo độ thẩm mỹ.

Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ sàn công nghiệp phổ biến

Chất lượng của mỗi loại tấm ván phụ thuộc vào cốt gỗ trong quá trình sản xuất.

CÓ NHỮNG LOẠI CỐT GỖ CÔNG NGHIỆP NÀO?

Cốt gỗ công nghiệp được chia thành nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào tỷ lệ gỗ được nén ép trong ván. Có những loại cơ bản sau:

Cốt gỗ ván dăm MFC

Loại cốt gỗ này được sản xuất từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,… đưa vào máy nghiền xử lý thành các dăm gỗ. Sau đó, trộn với keo để kết dính lại thành tấm. Độ dày các tấm thường được ép thành 9mm, 12mm, 15mm,… Các tấm ván MFC rất dễ nhận biết. Vì khi quan sát, bạn sẽ nhận thấy các dăm gỗ khá lớn, có nhiều khoảng trống trong ván, bề mặt không mịn, trọng lượng nhẹ do tỷ trọng gỗ thấp. Đặc điểm của loại cốt gỗ này là giá thành rẻ. Tuy nhiên lại chịu lực và chịu nước kém. Loại này thường được dùng để sản xuất các đồ văn phòng như bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ,… các loại thành phẩm không yêu cầu cao về mức độ chịu lực.

Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ sàn công nghiệp phổ biến

Cốt gỗ MFC khả năng chịu lực khá kém vì có trọng lượng nhẹ do tỷ trọng gỗ thấp.

Cốt gỗ MDF

Quan sát bằng mắt thường sẽ nhận thấy cốt gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) có cấu tạo bề mặt và lõi mịn hơn so với cốt MFC, do nguyên liệu gỗ được nghiền vụn thành bột. Sau đó, trộn keo để kết dính thành tấm. Tuy nhiên, quan sát kỹ bạn vẫn sẽ nhận thấy những sợi gỗ còn sót lại, loại cốt này vẫn chưa được xử lý triệt để cho ra bề mặt nhẵn mịn nhất. Có hai chu trình để sản xuất ra cốt MDF là chu trình sấy khô hoặc phun ướt sau đó đem đi ép nhiệt.

Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ sàn công nghiệp phổ biến

Cấu tạo bề mặt và lõi gỗ công nghiệp MDF mịn hơn so với cốt MFC và tỷ trọng gỗ cũng cao hơn.

Tùy theo chủng loại gỗ nguyên liệu và chất kết dính, phụ gia mà cốt gỗ MDF được chia thành 4 loại khác nhau:

  • Cốt MDF dùng trong nhà: sản xuất từ nguyên liệu gỗ ngắn ngày, chịu nước kém nên được khuyến nghị dùng trong nhà, tránh tiếp xúc với nước.
  • Cốt MDF chịu nước: dùng các cành của cây gỗ lâu năm hoặc cốt gỗ cứng để nghiền thành bột, đảm bảo được khả năng chịu nước cao hơn, dùng cho những nơi ẩm ướt ở mức cho phép.
  • Cốt MDF mặt trơn: được thiết kế bề mặt nhẵn không đòi hỏi phải chà nhám nhiều lần, có thể sơn ngay theo ý muốn.
  • Cốt MDF mặt không trơn: bề mặt nhám được dùng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer). Loại cốt này có ưu điểm là độ bám sơn, vecni cao nên rất phù hợp làm nguyên liệu cho các sản phẩm đòi hỏi tính bắt mắt, sáng tạo cao như đồ trang trí phòng trẻ em, tủ kệ trong cửa hàng thời trang,… Có tính dẻo dễ tạo dáng, gia công theo ý muốn. Nhược điểm là khả năng chịu nước chưa cao, tiếp xúc với nước trong thời gian dài sẽ dễ ẩm mốc, trương phồng cốt gỗ.

Cốt gỗ HDF

HDF là cốt gỗ High Density Fiberboard có chất lượng cao cấp nhất trong các dòng tấm gỗ công nghiệp. Các nguyên liệu gỗ sau khi được khai thác hoặc tái sử dụng lại sẽ được xử lý hết nhựa, luộc và sấy khô ở nhiệt độ cực cao từ 1000 – 2000 độ C trong thời gian ngắn, để đảm bảo giữ được chất lượng tốt nhất. Tiếp tục được nghiền vụn thành bột gỗ mịn, trộn cùng chất phụ gia làm tăng độ cứng và chống mối mọt. Sau đó, được ép dưới áp suất cao 850-870 kg/cm2 cho tỷ trọng gỗ cao đáp ứng được độ chịu lực và khả năng chống thấm nước tốt. Độ dày các tấm gỗ HDF được định hình từ 6mm – 24mm tùy vào yêu cầu của sản phẩm và người dùng.

Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ sàn công nghiệp phổ biến

HDF là loại cốt gỗ tốt nhất do được nén ép với tỷ trọng gỗ cao có khả năng chịu nước rất tốt.

Cốt gỗ HDF dễ bị nhầm lẫn với cốt MFD do đều có bề mặt khá mịn. Nhưng quan sát kỹ ở tấm gỗ HDF, bạn sẽ nhận thấy bề mặt gỗ mịn hơn rất nhiều chỉ bao gồm các hạt gỗ nhỏ li ti liên kết với nhau. Cốt MDF sẽ còn các sợi gỗ khá rõ ràng. Do được nén ép với tỷ trọng cao nên cốt HDF cũng có trọng lượng nặng hơn các loại còn lại.

Gỗ công nghiệp HDF có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại gỗ thông thường ở điểm:

  • Khả năng chịu nước rất tốt, có thể phục hồi sau khi bị ngấm nước trong thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Độ cứng chắc cao, chống được mối mọt do được xử lý trong quá trình sản xuất.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt.

Tuy nhiên, do vậy mà loại ván này có giá thành tương đối cao. Mặc dù đạt được độ cứng chắc hơn so với các loại gỗ công nghiệp nhưng không thể so sánh với cốt gỗ tự nhiên được.

CÁC LOẠI BỀ MẶT GỖ CÔNG NGHIỆP

Ngoài lớp cốt gỗ, lớp bề mặt cũng là một yếu tố cấu thành nên chất liệu tấm gỗ công nghiệp. Bề mặt của loại vật liệu này cũng rất đa dạng, thể hiện sinh động chức năng trang trí. Bao gồm 4 loại bề mặt phổ biến, cụ thể:

Bề mặt Melamine (MFC – Melamine Face ChipBoard)

Melamine là một hợp chất Bazơ hữu cơ, ít tan trong nước, có tính bền cao, có khả năng giải phóng Nitơ khi gặp nhiệt độ cao nên có khả năng chống cháy tốt. Lớp Melamine thường được phủ lên cốt gỗ ván dăm MFC là chủ yếu, một số ít cốt MDF cũng được ứng dụng bề mặt này.

Cấu tạo của lớp trang trí Melamine gồm 3 lớp:

  • Overlay: màng phủ bên ngoài
  • Decorative Paper: lớp phim tạo màu trang trí
  •  Kraft Paper: lớp giấy nền được ép nhiệt cao tạo nên lớp phủ dày 0,1mm.

Loại này có ưu điểm là họa tiết trang trí rất đa dạng cho người dùng lựa chọn, có khả năng chống thấm nước, chống cháy tốt, dễ vệ sinh lau chùi. Đặc biệt, giá thành rất rẻ nên hầu như ở đâu cũng bắt gặp đồ nội thất được phủ bề mặt Melamine. Dẫu vậy, loại bề mặt trang trí này cũng có nhược điểm là khả năng chịu mài mòn kém, tính dẻo uốn cong không cao nên khó ứng dụng vào các đồ nội thất đòi hỏi bề mặt có sự sáng tạo, uốn lượn.

Bề mặt Laminate

Laminate là chất liệu tổng hợp có tên gọi khác là Formica Laminate, tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Có cấu tạo 3 lớp cơ bản như Melamine: Lớp bảo vệ bề mặt, lớp giấy trang trí, lớp giấy nền. Tuy nhiên, lớp giấy nền của bề mặt Laminate được cấu thành từ nhiều lớp giấy thô được làm từ bột giấy và các chất phụ gia tạo độ cứng, dai và bền bỉ. Độ dày của loại này dao động từ 0,5mm – 1mm chia thành loại phổ thông và loại post-forming có thể uốn cong được. Bề mặt này thường được phủ lên các bề mặt gỗ MDF và HDF.

Loại này có ưu điểm hơn bề mặt Melamine ở chỗ độ dày cao hơn cho tính bền hơn, chống trầy xước tốt. Đặc biệt, có thể uốn cong đáp ứng được cho các sản phẩm yêu cầu tạo hình phức tạp. Ngoài ra, tấm phủ Laminate còn có khả năng chịu ăn mòn, chống cháy, chống tĩnh điện. Tuy nhiên, để sản xuất ra loại bề mặt này cũng phải trải qua công đoạn gia công phức tạp, áp dụng công nghệ ép nguội dùng dây chuyền phủ bề mặt 3 trục lăn kết hợp keo PUR để ép ra tấm Laminate. Đây là dây chuyền hiện đại đòi hỏi chi phí đầu tư cao. Do vậy mà giá thành loại này cũng không rẻ. Đây có thể coi là nhược điểm của bề mặt Laminate.

Bề mặt Veneer

Veneer là bề mặt gỗ tự nhiên được lát mỏng có độ dày từ 0.3mm – 0.6mm. Sau đó, được phơi và sấy khô chuẩn bị làm nguyên liệu dán lên bề mặt gỗ. Bề mặt Veneer thường được ứng dụng cho cốt gỗ MDF/ HDF kết dính bằng keo. Sau đó, ép nguội hoặc ép nóng đến khi dính và phẳng mặt, dùng máy chà nhám một lần nữa để tạo cho bề mặt láng đẹp.

Ưu điểm của bề mặt này đó là sở hữu vẻ đẹp tự nhiên và chân thực của gỗ thật mà vẫn bảo vệ môi trường vì hạn chế khai thác rừng tự nhiên. Một cây gỗ có thể lát ra được rất nhiều bề mặt mỏng phủ lên cốt gỗ công nghiệp, không cần thiết lấy cả thân cây gỗ để làm nguyên liệu sản xuất thành phẩm. Dễ dàng tạo kiểu tùy theo dụng ý của nhà sản xuất cho ra nhiều kiểu dáng độc đáo. Nhưng do được cấu thành từ gỗ tự nhiên nên bề mặt Veneer không có khả năng chống nước cao, dễ bị trầy xước, chịu tác động kém. Khi sử dụng đồ nội thất phủ bề mặt Veneer, bạn phải chắc chắn dùng trong điều kiện khô ráo, ít di chuyển/ ma sát.

Bề mặt Vinyl

Đây là loại bề mặt được cấu thành từ 100% nhựa PVC – Polyvinyl Clorua. Cấu tạo gồm 2 lớp là lớp bảo vệ bề mặt và lớp nhựa được in họa tiết trang trí khác nhau. Độ dày của bề mặt này dao động từ 0,12mm / 0,18mm / 0,2mm được ứng dụng trên nhiều cốt gỗ.

Ưu điểm của bề mặt Vinyl là hoàn toàn chống nước, chống phai màu, dễ lau chùi vệ sinh. Bạn có thể sử dụng sản phẩm ứng dụng bề mặt này vào nhiều vị trí khác nhau, vật liệu này khá linh hoạt trong lắp đặt. Tuy nhiên, do bề mặt rất mỏng nên tấm Vinyl không chịu được va đập mạnh, trầy xước và dễ bong tróc sau một thời gian sử dụng.

GỖ CÔNG NGHIỆP CÓ NHỮNG ƯU ĐIỂM – NHƯỢC ĐIỂM GÌ?

Gỗ công nghiệp được trải qua công đoạn sản xuất khá tỉ mỉ và phức tạp. Cho ra đời chất liệu gỗ hiện đại phục vụ cho nhu cầu ngày càng gia tăng của con người. Không thể phủ nhận rằng, gỗ công nghiệp đã mang lại nhiều lợi ích cho cả cuộc sống của chúng ta, cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Cũng chính từ những ưu điểm được sàng lọc và cải tiến không ngừng mà loại vật liệu này đã trở nên phổ biến dần thay thế các loại gỗ tự nhiên. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những ưu điểm gì nhé!

Ưu điểm

  • Trước hết, phải đề cập đến rằng gỗ công nghiệp ra đời đã thay đổi rất nhiều giá trị trong cuộc sống. Là vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên hạn chế được quá trình khai thác gỗ tràn lan. Do vậy, gỗ công nghiệp được coi như biện pháp bảo vệ hệ sinh thái xanh.
  • Do được xử lý kỹ nên gỗ công nghiệp có khả năng hạn chế tình trạng cong vênh, không bị co ngót, bị mối mọt tấn công như ở gỗ tự nhiên. Đây là yếu tố then chốt người dùng quan tâm nhất khi đi chọn sản phẩm từ gỗ.
  • Tận dụng từ các vụn gỗ hoặc các nguyên liệu gỗ thừa dùng tái chế biến lại nên sản lượng gỗ công nghiệp dồi dào, đều đặn hơn gỗ tự nhiên. Không cần phụ thuộc vào nguồn gỗ rừng, chờ đợi quá trình cấp phép khai thác nên sẽ hạn chế được tình trạng khan hiếm hàng.
  • Bề mặt của gỗ được xử lý nhẵn phẳng giúp cho việc sơn phủ hoặc dán các bề mặt Veneer, Laminate, Melamine,… dễ dàng hơn có nhiều sự lựa chọn đa dạng cho người dùng.
  • Gỗ công nghiệp cũng gia công nhanh và dễ dàng thi công lắp đặt thuận tiện cho người sử dụng.
  • Giá thành của gỗ công nghiệp rẻ hơn gỗ tự nhiên, phục vụ được cho nhiều nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

 

Thực tế, gỗ công nghiệp có rất nhiều ưu điểm khiến nó trở thành một vật liệu được ưa chuộng rộng rãi như ngày hôm nay. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, không có thứ gì là hoàn hảo tuyệt đối, ở khía cạnh nào đó vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần phải khắc phục. Loại gỗ này vẫn có những hạn chế sau bạn nên lưu ý khi cân nhắc sử dụng.

Nhược điểm

  • Được ghép từ những dăm gỗ/ bột gỗ nên sự liên kết của gỗ công nghiệp không chắc chắn và dẻo dai như gỗ tự nhiên. Các tấm thường được được định hình thành dạng phẳng khó thay đổi kiểu dáng và chế tác.
  • Nếu bạn muốn dùng gỗ công nghiệp để chế tác các đồ mỹ nghệ chạm trổ thì rất tiếc loại vật liệu này không đáp ứng được yêu cầu này.
  • Khả năng chịu lực cũng hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều. Khi sử dụng phải lưu ý bảo quản tốt, tránh lực tác động mạnh gây biến dạng vật liệu.

Do những hạn chế trên, gỗ công nghiệp thường không được ứng dụng để chế tác đồ mỹ nghệ trang trí mà thường được dùng để chế tác các đồ nội thất dạng tấm phẳng như sàn gỗ, tủ kệ, bàn làm việc,…

CÓ NÊN SỬ DỤNG GỖ CÔNG NGHIỆP LÓT SÀN ?

Qua những phân tích trên, có lẽ bạn đã nhận ra giá trị của gỗ công nghiệp lót sàn không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm mà còn đến từ giá trị của sự phát triển bền vững. Sử dụng ván sàn công nghiệp vào ốp lát nội ngoại thất không chỉ đem lại cho bạn không gian sang trọng, thẩm mỹ tinh tế mà còn là lựa chọn của sự văn minh. Với sự tiên tiến của công nghệ sản xuất, sàn công nghiệp ngày càng tiến gần hơn với sự hoàn hảo. Nó có thể thay thế cho gỗ tự nhiên với mức giá thành phải chăng hơn rất nhiều. Do vậy, ngày càng nhiều người chuyển sang dùng ván gỗ công nghiệp trong thiết kế. Nếu bạn đang tìm kiếm một vật liệu ốp lát đẹp, sang trọng, tuổi thọ lâu dài, giá thành hợp lý, bảo vệ môi trường thì đây sẽ là gợi ý hàng đầu cho bạn. Hãy trải nghiệm và cùng chia sẻ cảm nhận của bạn với chúng tôi nhé!

Từ sự nghiên cứu mang tính đột phá mà ván sàn gỗ công nghiệp có thể được sử dụng trong mọi công trình từ dân dụng, khu công cộng đến cả trong các trung tâm thương mại. Sự hiện diện của ván gỗ công nghiệp đã thay đổi được thói quen sử dụng gỗ thân thiện với môi trường và kỳ vọng vào việc bảo vệ hệ sinh thái trong tương lai. Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại sàn công nghiệp hoặc có thắc mắc gì chưa được giải đáp, hãy để lại lời nhắn cho GAGO chúng tôi sẽ phản hồi và cung cấp thông tin đến bạn đầy đủ nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *